Ngành giặt là đang trở thành một trong những ngành công nghiệp mới phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển thì việc quan tâm đến quy trình xử lý nước thải cho tiệm giặt là cũng là mối bận tâm hàng đầu của các nhà chức trách hiện nay.
Vậy, quy trình xử lý nước thải cho tiệm giặt là nên tiến hành như thế nào để phát huy hiệu quả bảo vệ môi trường và khung gian sống được tốt nhất.
Để có câu trả lời chính xác nhất cũng như tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải cho tiệm giặt là, hãy theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây của Asiatechjsc nhé.
Xem thêm:
Nước thải giặt là gì?
Nước thải giặt là, là cặn bột giặt, hóa chất giặt, nước xả… được thải ra trong quá trình tẩy trắng và làm sạch quần áo. Hiện nay, tiêu chuẩn cho nước thải giặt là cũng đã được quy định cụ thể trong QCVN 40:2011/BTNMT.
Nước thải giặt là có thể chia thành 2 mức độ, mức độ nhỏ hơn là các tiệm giặt công suất nhỏ và mức độ lớn hơn là các xưởng xí nghiệp, khách sạn, nhà hàng, căng tin, bệnh viện,...
Đặc tính của nước thải phụ thuộc vào sản phẩm cần làm sạch và hình thức kinh doanh của từng đơn vị cung cấp dịch vụ giặt là. Tuy nhiên, trong nước thải giặt là thường chứa các chất hữu cơ như xà phòng, chất tẩy rửa, clo, dung môi thơm và, chất béo, dầu mỡ… và các chất vô cơ như kim loại, cát và bụi đất, chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt, chất tẩy, phẩm màu… Các thành phần chứa các hàm lượng khác nhau gây nên sự khó khăn cho quá trình xử lý.
Tại sao quy trình xử lý nước thải cho tiệm giặt là lại quan trọng đến như vậy?
Vấn đề về xử lý nước thải cho tiệm giặt là luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay và việc xử lý nước thải cho tiệm giặt là cũng được báo đài nhắc đến hàng ngày. Nước thải trong trong tiệm giặt là được thải ra trong và sau khi hoàn thiện một quá trình làm sạch đồ.
Hiện này, việc nhờ đến sự trợ giúp của giặt là để giảm bớt gánh nặng việc nhà ngày càng được nhiều người áp dụng hơn. Vì vậy, vấn đề xử lý nước thải nói chung và áp dụng quy trình xử lý nước thải giặt là nói riêng cần phải được triển khai sớm nhất. Bởi nếu xử lý nước thải không đúng cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ cho mọi lĩnh vực và đời sống trong xã hội.
Quy trình xử lý nước thải giặt là
Nước thải giặt là có thể được xử lý bằng rất nhiều cách khác nhau và mỗi phương pháp cũng đem lại chất lượng nước thải sau xử lý khác nhau. Do vậy, tùy từng yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý mà có thể sử dụng các quy trình xử lý phù hợp. Dưới đây, Asiatechjsc xin giới thiệu quy trình xử lý nước thải giặt là cơ bản đó là xử lý nước thải đạt chuẩn B theo QCVN 40:2011/BTNMT.
Quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn
Bể thu gom: Nước thải từ quá trình giặt là được chuyển về thu gom và dẫn về bể thu gom. Tại bể thu gom nước được bơm lên bể điều hòa.
Bể điều hòa: Bể điều hòa có vai trò giải quyết vấn đề ổn định lưu lượng và tính chất nước thải. Thông thường, bể điều hòa thường được thiết kế thêm hệ thống thổi khí hoặc máy khuấy trộn nhằm xáo trộn dòng thải và oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ nhằm tránh sự phát sinh vi khuẩn khi phân hủy gây nên mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, bể điều hòa cũng có vai trò là bể chứa nước thải mỗi khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì. Nước được giữ lại với thời gian lưu đủ để xử lý 10% COD, 10% BOD. Nước thải sau khi đã được ổn định sẽ được bơm qua bể keo tụ - tạo bông.
Bể keo tụ tạo bông: Do nước thải tại trạm trộn bê-tông có chứa rất nhiều hàm lượng chất rắn lơ lửng quá lớn, do vậy cần có bể keo tụ tạo bông. Tại bể keo tụ tạo bông, nước thải sẽ được hòa trộn với hóa chất keo tụ và trợ keo tụ. Các hợp chất lơ lửng trong nước thải sẽ kết thành cụm lại với nhau để tạo thành những hạt có kích thước lớn và dễ lắng hơn.
Đầu tiên nước thải được bơm vào ngăn khuấy trộn. Ở môi trường này, hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH được bổ sung vào tạo điều kiện cho quá trình keo tụ xảy ra. Motor cánh khuấy điều chỉnh ở tốc độ nhanh để hóa trộn đều hóa chất vào nước thải.
Nước thải được dẫn sang ngăn tạo bông. Tại đây, hệ thống châm hóa chất sẽ bổ sung hóa chất trợ keo tụ (polymer) để nâng tối đa hiệu quả keo tụ, motor cánh khuấy được điều chỉnh ở tốc độ thích hợp để quá trình tạo bông tiếp diễn, đồng thời tránh làm vỡ bông cặn. Nước thải cùng với bông cặn được dẫn vào bể lắng 2 để loại bỏ bông cặn.
Bể lắng 2: Tại đây các bông cặn lớn sẽ bị lắng theo trọng lực tách ra khỏi dòng chảy, nhằm loại bỏ cặn trong nước. Phần cặn lắng ở dưới đáy bể sẽ được đưa sang bể chứa bùn và xử lý định kỳ.
Bể trung gian: Bể trung gian có nhiệm vụ chứa nước sau bể lắng để bơm lên thiết bị lọc áp lực để loại bỏ chất rắn
Bể lọc áp lực: Ở bể lọc áp lực, các hạt cặn còn sót lại trong quá trình xử lý sẽ bị giữ lại khi đi qua các lớp vật liệu lọc. Điều này nhằm loại bỏ chúng ra khỏi dòng nước. Vật liệu lọc thường là cát thạch anh, than hoạt tính… Nước tiếp tục chảy sang bể khử trùng để loại bỏ các loại vi sinh vật có thể gây nên bệnh trong nước thải.
Bể khử trùng: Tại bể khử trùng, tiến hành châm chlorine theo liều lượng và nồng độ thích hợp để xử lý các vi khuẩn có hại trong nước. Nước sau xử lý phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Bể chứa bùn: Phần nước tràn được dẫn về bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Bùn trong bể chứa sẽ được thu gom định kỳ và xử lý đúng theo quy định.
Trên đây là những quy trình xử lý nước thải cho tiệm giặt là khi sử dụng máy giặt công nghiệp do Asiatechjsc chia sẻ. Để được tư vấn chi tiết hơn về quy trình, thiết bị xử lý nước thải cho tiệm giặt là hiệu quả nhất, vui lòng liên hệ với Asiatechjsc để được hỗ trợ.
Liên hệ:
Showroom: NV7-37 Khu biệt thự Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Website: https://asiatechjsc.vn/
Email: info@asiatechjsc.vn
Hotline: 0904.050.959