Do nhu cầu giặt là ngày càng tăng cao nên nhiều tiệm giặt là không thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, nhất là những khách hàng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm sau giặt. Vì vậy nhiều chủ đầu tư hướng đến mở và kinh doanh xưởng giặt là. Tuy nhiên không phải chủ đầu tư nào cũng nắm được chi phí đầu tư và doanh thu khi thiết kế xưởng giặt là. Vì vậy trong bài viết dưới đây Asiatechjsc xin giải đáp và chia sẻ toàn bộ các thông tin liên quan trên.
Các bước cơ bản trong hoạt động của xưởng giặt là công nghiệp
Bước 1: Thu gom và phân loại đồ cần giặt theo chất liệu vải và màu sắc để giặt theo từng chế độ phù hợp. vết bẩn cứng đầu như: vết máu, vết mực, vết bẩn từ thức ăn hay vết ố vàng,.... bằng máy tẩy điểm và hóa chất chuyên dụng.
Bước 3: Cho đồ vào máy giặt công nghiệp và chọn chế độ giặt phù hợp với chất liệu vải của đồ. Đừng chọn sai chế độ giặt sẽ khiến giảm độ bền của đồ, thậm chí khiến hỏng đồ của khách.
Bước 4: Sau khi giặt xong, cho đồ vào máy sấy công nghiệp để làm khô đồ nhanh chóng. Tùy vào tốc độ vắt, lực G của máy sấy công nghiệp và lượng nước còn lại nhiều hay ít để chỉnh chương trình sấy phù hợp với đồ.
Bước 5: Khi đồ đã được sấy khô, chuyển đồ qua máy là lô công nghiệp và máy thổi form để đồ được là phẳng và lên form như mới.
Bước 6: Gấp gọn và đóng gói đồ cẩn thận trước khi bàn giao đồ cho khách.
Các mẫu mô hình xưởng giặt là công nghiệp
Chi phí cho các mô hình khi thiết kế xưởng giặt là
Để mở một xưởng giặt là có quy mô và đạt chuẩn, chủ đầu tư cần tính đến các khoản chi phí cho mô hình này. Các chi phí đó sẽ bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân công, chi phí đầu tư mua trang thiết bị, chi phí marketing và chi phí điện nước.
- Chi phí thuê mặt bằng: tùy vào từng địa phương mà giá thuê mặt bằng sẽ có sự giao động và thay đổi khác nhau. Trung bình giá thuê mặt bằng sẽ rơi vào khoảng 90 triệu đến 150 triệu cho 3 năm.
- Chi phí thuê nhân công: tiền thuê nhân công sẽ được trả theo tháng và tùy từng số lượng nhân viên mà chi phí thuê nhân công sẽ có sự tăng giảm khác nhau. Thưởng chi phí thuê một người một tháng sẽ khoảng 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
- Chi phí đầu tư mua trang thiết bị, hệ thống giặt là: một xưởng giặt là tiêu chuẩn sẽ có đầy đủ các thiết bị như máy giặt công nghiệp ướt, máy giặt công nghiệp khô, máy sấy công nghiệp và các thiết bị phụ trợ khác (máy là lô công nghiệp, máy thổi form,...). Chi phí này sẽ khoảng 400 triệu - 1 tỷ cho máy mới và 100 - 150 triệu cho máy bãi. Tuy nhiên không nên sử dụng máy bãi vì chi phí sửa chữa trong quá trình vận hành sẽ rất cao.
- Chi phí marketing: để tìm kiếm nguồn khách hàng cho xưởng, các chủ đầu từ sẽ mất khoảng 7 - 10 triệu/tháng cho chi phí marketing. Số tiền này sẽ chi cho các khoản marketing online như facebook, google,... và marketing truyền thống như tờ rơi, treo biển quảng cáo.
- Chi phí điện và nước: hoàn toàn có thể dựa vào công suất hệ thống máy giặt là của xưởng để tính ra số tiền phải chi trả một tháng. Bên cạnh đó chi phí hóa chất cũng phụ thuộc vào số lượng đồ cần giặt của 1 tháng. Thông thường chi phí này sẽ từ 500 đến 1000 vnd/1kg đồ giặt.
Có thể thấy, từ những mục trên chủ đầu tư hoàn toàn có thể xác định được chi phí cần bỏ ra để mở một xưởng giặt là. Tất nhiên vẫn cần phải có thêm một khoản cho các chi phí khác hay cho chi phí phát sinh nhưng không đáng kể.
Doanh thu xưởng giặt là
Doanh thu của xưởng giặt là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó các yếu tố chính bao gồm:
- Đối tượng khách hàng mục tiêu: có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định doanh thu của xưởng giặt là. Đối tượng của xưởng sẽ không chỉ bao gồm đối tượng dân sinh mà là các đơn vị lớn cần xử lý lượng đồ khổng lồ mỗi ngày như bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu công nghiệp,.....
- Mặt bằng xưởng giặt là: mặt bằng quyết định 10% doanh thu của xưởng giặt là vì vậy nên đặt xưởng ở vị trí thuận tiện giao thông, gần khu vực đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Chất lượng dịch vụ của xưởng: đây là yếu tố quyết định tệp khách hàng thân thiết và xây dựng quan hệ lâu dài với đối tác. Do đó xưởng cần có các dịch vụ chất lượng kèm chất lượng sản phẩm sau giặt luôn được đảm bảo để có được lòng tin của khách hàng cũng như xây dựng được hình tượng thương hiệu cho xưởng.
- Chiến lược marketing: marketing giúp xưởng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn vì vậy xưởng nên xây dựng chiến lược kinh doanh với từng giai đoạn phát triển rõ ràng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Chi phí đầu tư và doanh thu khi thiết kế xưởng giặt là”, hy vọng quý khách hàng có thể từ đó định hình và xây dựng được mô hình xưởng giặt là tiêu chuẩn cho bản thân. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế xưởng giặt là đạt chuẩn quốc tế, mang lại doanh thu nhanh chóng vui lòng liên hệ với Asiatech qua hotline để được tư vấn.
Liên hệ:
Showroom: NV7-37 Khu biệt thự Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Website: https://asiatechjsc.vn/
Email: info@asiatechjsc.vn
Hotline: 0904.050.959