Máy Giặt Công Nghiệp Dành Cho Bệnh Viện Và Cơ Sở Y Tế
Máy giặt công nghiệp cho bệnh viện trung tâm y tế thì yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo siêu sạch sẽ vì là nơi đòi hỏi như cầu tiệt trùng vi khuẩn cao, sau đó là phải tốt bền giá rẻ vì bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế là nơi khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho mọi người dân.
Giặt là là nhu cầu cần thiết cho mọi đối tượng sinh hoạt, làm việc, lưu trú tại bệnh viện như: người bệnh, bác sĩ, cán bộ nhân viên của bệnh viện, những đồ cần làm sạch lại hàng ngày như: chăn, ga, gối , đệm, chăn lông, vỏ gối, quần áo bệnh nhân, quần áo bác sĩ, đồ vải phòng mổ, quần áo đồng phục cán bộ nhân viên,...Để nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng khám chữa bệnh thì việc đầu tư thiết bị giặt là công nghiệp là tối quan trọng.
1 - Những cơ sở y tế nào cần phải dùng máy giặt công nghiệp
Máy giặt công nghiệp cho bệnh viện nhà nước tuyến quận, huyện, tuyến thị xã, tuyến tỉnh, thành phố .
- Máy giặt công nghiệp cho bệnh viện tư nhân, quốc tế .
- Máy giặt công nghiệp cho bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.
- Máy giặt công nghiệp cho bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ ,trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ, thẩm mỹ viện.
- Máy giặt công nghiệp cho trung tâm y tế tuyến huyện.
- Máy giặt công nghiệp cho trung tâm chăm sóc sức khỏe,...
Ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ cho bệnh viên và cơ sở y tế :
- Máy là lô là ga công nghiệp cho bệnh viện : Có khổ là dao động từ 2.000mm - 3.000mm tùy vào kích thước ga giường, ga chăn của bệnh viện,
- Cầu là đơn, cầu là đa chức năng, máy thổi phom áo, máy tẩy điểm, nồi hơi, cầu là dập,...
Khác với các mô hình ở các nơi khác , bệnh viện hay các cơ sở y tế là nơi cần được chú trọng hơn rất nhiều bởi đặc thù trong ngành y tế về các tiêu chuẩn đồ dùng khắt khe hơn về độ diệt khuẩn và tiệt trùng. Ngoài ra, bệnh viện cần chú trọng hơn nữa đến các loại nước giặt tẩy chuyên dụng để dành cho bệnh viện , tăng hiệu quả giặt trong bệnh viện khử trùng và đồ sẽ được giặt sạch sẽ hơn .
2 – Nên chọn công suất máy giặt công nghiệp nào phù hợp cho bệnh viện ?
Trong các bệnh viện tại Việt Nam hiện nay thì máy giặt công nghiệp 25kg và máy giặt 50kg được lựa chọn sử dụng nhiều nhất trong các tuyến bệnh viện hiện tại. Vì chi phí đầu tư tại bênh viện phải phù hợp nhất với ngân sách các bệnh viện, hơn thế nữa với công suất giặt trên rất linh động trong việc xử lý lượng lớn đồ chăn khăn ga hay giặt lượng nhỏ quần áo bệnh nhân hay cán bộ y bác sỹ tại bệnh viện.... Với công suất giặt từ 250kg vải khô tới 500kg vải khô cho mỗi máy thì có thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu giặt của các bệnh viện.
3 - Quy trình xử lý đồ và giặt đồ tại bệnh viện
3.1 – Quy trình xử lý đồ
Đồ vải dơ không dính máu và dịch tiết uy trình xử lý đồ vải tại bệnh viện Bỏ ngay vào xe đựng đồ vải Không bỏ trên băng ca Không để trên giường bệnh Đồ vải dơ thấm máu và dịch tiết Bỏ ngay vào bao nylon màu vàng, cột chặt trong khi chờ vận chuyển đến nhà giặt. Đồ vải thấm máu nhiều phải bỏ trong hai lớp bao Không được để trên giường bệnh hoặc băng ca. Không để hở bao. Không giũ đồ vải tại khoa phòng. Mang găng, áo choàng, khẩu trang khi cần phải phân loại, tiếp xúc với đồ vải thấm máu
Chú ý: - Tất cả đồ vải bị thấm máu và dịch tiết đều phải được xử lý như nhau, bất kể đó là của bệnh nhân có nhiễm HIV/AIDS hay không ?
- Quy trình xử lý đồ vải tại khoa phòng đối với các bệnh nhân nhiễm quan trọng như SARS, cúm H5N1
Tất cả đồ vải cho dù có dính máu và dịch tiết hay không đều xử lý chung như đồ vải nhiễm: Bỏ riêng vào bao nylong vàng, cột chặt, có ghi chú phía ngoài. Tuyệt đối không giũ đồ vải tại khoa phòng. Mang đủ các dụng cụ phòng hộ khi xử lý đồ vải
3.2 - Quy trình giặt khử khuẩn đồ vải bằng máy giặt công nghiệp :
Quy trình giặt
1 - Phân loại đồ vải
Phân loại để giặt riêng:
- Đồ vải công nhân viên
- Áo quần bệnh nhân (đựng trong bao vải)
- Đồ vải nhiễm, thấm máu dịch tiết (đựng trong bao vàng)
- Đồ vải phòng mổ
- Phân loại theo chất liệu vải
2 - Cho đồ vải, hóa chất, xà phòng vào máy giặt công nghiệp theo chương trình:
Chương trình giặt được chỉnh khác nhau theo mức độ nhiễm, chất liệu vải.
Có thể chỉnh chế độ giặt như sau:
Đồ vải thường - Chỉnh chương trình có chế độ ngâm 15 phút, nhiệt độ 70oC
Đồ vải có máu và dịch tiết - Chỉnh chương trình có chế độ ngâm 30 phút, nhiệt độ 70oC
3 - Sau khi kết thúc chu trình giặt, cho vào máy sấy khô đồ vải
4 - Ui thẳng hoặc gấp gọn, đóng gói
5 - Cấp phát và sử dụng lại